55% người dùng châu Á-Thái Bình Dương muốn sử dụng thanh toán không tiếp xúc
(ĐTTD) Đó là kết quả của cuộc khảo sát mới đây từ Visa, khảo sát đã cho thấy có đến 55% người dùng bày tỏ mong muốn sử dụng thanh toán không tiếp xúc bằng điện thoại khi thanh toán tại quầy.
- Shopee và Visa ký kết hợp tác chiến lược
- Cùng Visa “Vững tài chính, lái ý tưởng chạm đích”
- Hậu covid-19: Visa đưa ra loạt giải pháp nhằm giúp các DN SMEs nâng cao hiệu quả kinh doanh
- Phòng chống dịch COVID-19: Visa Foundation cam kết dành 210 triệu đô để hỗ trợ DN
- Visa cùng NextPay cam kết thúc đẩy thanh toán không tiền mặt
Cuộc khảo sát này được thực hiện khi Visa nhận thấy thanh toán không tiếp xúc sẽ giúp cho các doanh nghiệp nhỏ chấp nhận thanh toán Visa trên điện thoại thông minh, nhằm giảm thiểu tốn kém của hệ thống thanh toán tại điểm bán.
![]() |
Chúng ta đều biết là trong bối cảnh đại dịch covid-19 vẫn còn đang có nhiều diễn biến phức tạp, và các doanh nghiệp châu Á - Thái Bình Dương dần chuyển sang thanh toán kỹ thuật số. Visa cũng đã đẩy mạnh các giải pháp thanh toán không tiếp xúc bằng điện thoại trên toàn khu vực, trong đó có Việt Nam, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia vào nền kinh tế số.
Thanh toán không tiếp xúc bằng điện thoại sẽ cho phép người bán chấp nhận các hình thức thanh toán không tiếp xúc của Visa (qua thẻ hoặc điện thoại thông minh) trực tiếp trên điện thoại Android có hỗ trợ công nghệ kết nối không dây tầm ngắn NFC mà không cần thiết bị thanh toán riêng.
Cuộc khảo sát kể trên đã cho thấy, sự gia tăng trong việc sử dụng ví điện tử và các ứng dụng thanh toán số trong những năm gần đây tại Việt Nam. Với hơn 85% người tiêu dùng Việt Nam sở hữu ít nhất một ví điện tử hoặc ứng dụng thanh toán, và hơn 42% người tiêu dùng sử dụng thanh toán không tiếp xúc bằng thiết bị di động.
“Với 129,5 triệu thuê bao di động và khoảng một nửa trong số đó sử dụng 3G và 4G , Việt Nam đặc biệt thích ứng tốt với việc sử dụng thanh toán không tiếp xúc bằng di động và đã đi trước nhiều nền kinh tế phát triển khi nói đến thanh toán di động. Tỉ lệ sử dụng điện thoại di động cao của cả nước cho thấy người tiêu dùng đã sẵn sàng cho các phương thức thanh toán kỹ thuật số trên điện thoại. 84% người tiêu dùng Việt Nam cảm thấy an toàn khi thực hiện thanh toán di động , cho thấy tiềm năng của thanh toán di động trong việc tăng cường niềm tin người dùng cả nước vào thanh toán kỹ thuật số nói chung.” Bà Đặng Tuyết Dung, Giám đốc Visa Việt Nam và Lào cho biết.
![]() |
Ngoài việc đơn giản hóa hệ thống thanh toán tại điểm bán cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, thanh toán không tiếp xúc bằng di động mang lại nhiều lợi ích. Ví dụ như đối với người tiêu dùng, ngoài dễ sử dụng là lý do hàng đầu khuyến khích họ sử dụng thanh toán không tiếp xúc bằng điện thoại (52%), thì phương thức này giúp người dùng tiết kiệm thời gian (51%) và giảm phụ thuộc vào tiền mặt (50%) là các nhân tố để thanh toán không tiếp xúc đang ngày càng được ưa chuộng ở khu vực này.
43% người tiêu dùng cho biết tính bảo mật là yếu tố thúc đẩy họ sử dụng thanh toán không tiếp xúc bằng di động. Visa tin rằng các công ty trong lĩnh vực thanh toán cần hợp tác chặt chẽ để giúp người tiêu dùng hiểu rõ về các tính năng bảo mật. Bởi rò rỉ thông tin cá nhân hoặc thông tin tài chính được coi là mối quan tâm hàng đầu trong việc sử dụng phương thức thanh toán không tiếp xúc bằng điện thoại.
Thực tế, thanh toán không tiếp xúc bằng điện thoại sử dụng nhiều lớp bảo mật cho cả người mua và người bán, nhằm đảm bảo các tiêu chuẩn cao của Visa về an toàn thanh toán. Mỗi giải pháp đều trải qua quy trình chứng nhận chuyên sâu bao gồm đánh giá bảo mật bởi các chuyên gia an ninh. Các giải pháp này cũng đáp ứng tiêu chuẩn được phát triển và xác lập bởi Hội đồng Tiêu chuẩn Bảo mật (PCI).
![]() |
Khảo sát này còn mở ra một điểm mới, đó là Visa đã ghi nhận những địa điểm người tiêu dùng có khả năng cao trong sử dụng thanh toán không tiếp xúc bằng điện thoại.
Theo đó, 59% người tiêu dùng ở Châu Á – Thái Bình Dương cho biết cửa hàng tiện lợi đáp ứng được nhu cầu giao dịch nhanh chóng, dễ dàng. Hơn một nửa người được khảo sát (56%) cho biết họ muốn có thể thanh toán ngay tại chỗ ngồi khi dùng bữa ở các nhà hang, các khu ẩm thực, quầy hàng đường phố và quán ăn…
Cuộc khảo sát tương tự được thực hiện ở Việt Nam cũng cho thấy 79% người tiêu dùng thích thanh toán bằng thẻ và ứng dụng di động thay vì tiền mặt, trong khi 43% người người tiêu dùng cho biết họ đã đặt đồ ăn trực tuyến thường xuyên hơn khi đại dịch xảy ra.
“Đối với các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, thanh toán không tiếp xúc bằng điện thoại là một cách an toàn và tiết kiệm để chấp nhận thanh toán qua Visa và tận hưởng những lợi ích của thương mại kỹ thuật số. Điều này đặc biệt cần thiết khi giãn cách từ COVID-19 đã làm cho việc hạn chế tiếp xúc trở thành ưu tiên của người tiêu dùng. Với 71% người dùng sử dụng ví điện tử hoặc các ứng dụng thanh toán ít nhất một lần một tuần , nhu cầu của người tiêu dùng đối với các phương thức thanh toán và công nghệ hiện đại đang tạo ra cơ hội mới cho doanh nghiệp, và tăng cường phương thức thanh toán không tiếp xúc bằng di động là một trong các giải pháp sẽ thúc đẩy thị trường thanh toán kỹ thuật số của Việt Nam trong thế kỷ 21.” Bà Dung cho biết thêm.
Và để thúc đẩy điều này, mới đây Visa đã làm việc với 9 nhà cung cấp công nghệ và hợp tác với các ngân hàng thanh toán cùng các công ty công nghệ tài chính để mang đến nhiều giải pháp cho các nước trong khu vực. Visa và đối tác đã triển khai các giải pháp thanh toán không tiếp xúc bằng di động tại Malaysia, Ấn Độ, và nhiều thị trường Châu Á – Thái Bình Dương sẽ có khả năng tiếp nối thành công này trong thời gian tới.
* Khảo sát về phương thức thanh toán không tiếp xúc bằng điện thoại tại Châu Á – Thái Bình Dương, được thực hiện bởi YouGov theo ủy quyền của Visa trên 6.832 người trưởng thành từ 18 tuổi trở lên ở Úc, Hồng Kông, Ấn Độ, Malaysia, New Zealand, Singapore và Đài Loan từ ngày 16 đến 20 tháng 7 năm 2020.
P.V