Con thuyền nhỏ nhất thế giới
(ĐTTD) 3DBenchy là một chiếc thuyền siêu nhỏ, chỉ bằng một phần ba độ dày của sợi tóc người, được chế tạo bằng công nghệ in 3D hiện đại.
Chỉ dài 30 micron, mô hình nhỏ bé này được in 3D như một phần của dự án nghiên cứu cách tạo ra các vật thể siêu nhỏ được mang tên "microwimmers", có hình dạng phức tạp, được triển khai bằng cá nhà nghiên cứu thuộc trường đại học Leiden, Hà Lan. Được tạo ra bởi máy in 3D công nghệ mới có tên Nanoscribe Photonic Professional, con thuyền đặc biệt này có đầy đủ chi tiết hoàn chỉnh với cabin mở, ống khói và thậm chí cả những cửa sổ nhỏ. Điều đặc biệt ấn tượng là toàn bộ mô hình chỉ nhỏ bằng một phần ba độ dày của tóc người, và tất nhiên, chúng ta chỉ có thể quan sát mô hình này qua kính hiển vi điện tử.
![]() |
Con thuyền được đặt tên gọi là 3Dbenchy được in 3D nhưng không phải bằng phương pháp đùn vật liệu thông thường như chúng ta thường thấy. Trên thực tế, nó được khắc laser từ một khối vật liệu siêu nhỏ. Nhóm nghiên cứu hiện cũng đang thử nghiệm tạo ra các microwimmers, những vật thể nhỏ bé có thể “tự đẩy” qua nước hoặc các chất lỏng khác bằng cách sử dụng các phản ứng hóa học. Thông thường, các vật thể trong tự nhiên sẽ là các hình cầu đơn giản, nhưng các nhà nghiên cứu của Leiden muốn nghiên cứu khả năng tạo ra những hình dạng phức tạp hơn. Cùng với con thuyền 3DBenchy, nhóm nghiên cứu đã tạo ra các hình thể siêu nhỏ ở dạng xoắn ốc, quả cầu có gai hay nhóm ba quả cầu. Một mặt của các vật thể được phủ lớp bạch kim sẽ phản ứng với môi trường xung quanh, tạo ra lực tác động để đẩy vật thể nhỏ bé về phía trước.
![]() |
Về mặt lý thuyết, chiếc thuyền siêu nhỏ 3Dbenchy có thể di chuyển theo cách này, nhưng nó không phải là hình dạng hiệu quả nhất mà chủ yếu được tạo ra để chứng minh khả năng khắc laser. Các vật thể có hình xoắn ốc hoạt động tốt hơn nhiều, nhờ chuyển động theo kiểu vặn nút chai. Nghiên cứu này được coi là sẽ có ứng dụng thực tế trong tương lai trong các lình vực như vật liệu, dược phẩm, y tế.
![]() |
PV.