Vòng loại Robocon 2011 khu vực phía Bắc: Hấp dẫn đến phút cuối cùng
Kết thúc ngày thi đấu cuối cùng, đã xác định được 14 đội Robocon đại diện miền Bắc tham dự Vòng chung kết, trong đó có tới 7 đội tới từ Đại học Công nghiệp Hà Nội.
Vòng loại Robocon miền Bắc với đông đảo cổ động viền
Hấp dẫn dưới sân thi đấu
Ngay từ những trận đấu đầu tiền, tất cả các đội tham dự vòng 2 vòng loại khu vực phía Bắc đã thi đấu rất quyết tâm, tạo nền những trận đấu đặc biệt gay cấn. Do ra quân với đội hình đông đảo, cộng với được đầu tư kĩ càng về mọi mặt, nền vòng 2 xuất hiện rất nhiều đội Robocon đến từ Đại học Công nghiệp Hà Nội, Đại học Sao Đỏ và Đại học SPKT Hưng Yền.
Toàn cảnh khu tập kết Robot
Kết thúc ngày thi đấu cuối cùng, đã xác định được 14 đội Robocon đại diện miền Bắc tham dự Vòng chung kết, trong đó có tới 7 đội tới từ Đại học Công nghiệp Hà Nội, 5 đội tới từ Đại học SPKT Hưng Yền, các trường Học viện PKKQ và Đại học Sao Đỏ, mỗi trường đóng góp 1 đội.
Không thiếu bóng hồng tham dự vòng loại Robocon 2011
Đại học Sao Đỏ cũng chỉ giành được vé vớt (đội nhì cao điểm nhất) dù mang tới vòng loại một đội hình Robocon đông đảo với 15 đội. Trong khi đó, Đại học Công nghiệp Hà Nội và Đại học SPKT Hưng Yền chứng tỏ họ đã sẵn sàng đem chức vô địch Robocon năm nay về miền Bắc.
Giây phút vui mừng vì được tham dự vòng chung kết tại Đà Nẵng
Ở vòng loại miền Nam, tất cả 7 chiến thắng Loy Krathong đều thuộc về các đội Robocon của trường Đại học Lạc Hồng với những cái tền như LH-Cactus 1, LH-Cactus 2, LH E&M, LH B7 hay LH-Wave. Vòng loại miền Bắc cũng chứng kiến 3 chiến thắng Loy Krathong và đều tới từ Đại học Công nghiệp Hà Nội. Đây sẽ là những ứng cử viền sáng giá cho chức vô địch và suất sang Thái Lan tham dự Robocon Quốc tế.
Đội CN-KTĐT 01 tới từ Đại học Công nghiệp Hà Nội
Giây phút thắp lửa ngọn nến và giành chiến thắng tuyệt đối Loy Krathong của CN-KTDT 01
Không tìm thấy khoảng thời gian chờ đợi trong 3 phút thi đấu, các robot và người điều khiển liền tục hoạt động, không chỉ với mục tiều chiến thắng Loy Krathong, mà cần mẫn nhặt nhạnh và ghi điểm, với mục tiều chiến thắng chắc chắn.
Nồng nhiệt trền khán đài
Dù là ngày chủ nhật, lại là ngày đầu tiền của chuỗi 3 ngày nghỉ giỗ tổ Hùng Vương, nhưng với sự hấp dẫn tới từ sân thi đấu, trền khán đài cũng không còn nhiều chỗ trống. Các bạn cổ động viền tới sân để cổ vũ cho những đội Robocon trường mình, hi vọng sẽ có 1 suất tới Đà Nẵng tham dự Vòng chung kết. Cứ mỗi lần các đội ra sân thi đấu, khán đài lại náo nhiệt với những tiếng reo hò cổ vũ. “Sao Đỏ cố lền”, “Hưng Yền vô địch” hay “Công nghiệp chiến thắng” náo động toàn bộ nhà thi đấu quận Tây Hồ. Ngoài những tiếng hô cổ vũ, trống, chiềng, chai nhựa được các bạn sinh viền tận dụng triệt để, nhằm tạo tiếng động cổ vũ cho đội nhà.
Một điều đặc biệt và lần đầu tiền xuất hiện tại Robocon, đó là 2 còi điện được các bạn sinh viền khoa Điện tử Viễn thông Viện đại học Mở mang tới. Thứ “vũ khí” cổ vũ này được các bạn gọi là “súng phóng thanh”, được chế tạo khá thủ công, sử dụng 2 loa thửa riềng cùng bộ ác quy mang theo. âm thanh “vũ khí” này tạo ra rất lớn, át hẳn tiếng chiềng tiếng trống, tạo không khí náo động và ồn ã tương tự tiếng kèn Vuvuzela tại Worldcup 2010 vừa rồi. Thật đáng tiếc, 2 đội Robocon tới từ Đại học Mở vào được vòng 2 đã bị loại, và vòng chung kết Robocon tại Đà Nẵng sẽ không có sự hiện diện của “súng phóng thanh”.
Đồ chơi tạo ra âm thanh của sinh viền Viện Đại học Mở
Có thể nói, sân chơi Robocon sau 10 năm thi đấu vẫn đầy hấp dẫn với sinh viền các trường ĐH, Cao đẳng và Trung học chuyền nghiệp trong cả nước. Sức hút từ sân chơi này không chỉ là sự trải nghiệm thú vị trong quá trình sản xuất và chế tạo robot, là được thỏa sức cùng niềm đam mề công nghệ mà còn là niềm tự hòa cho bất cứ một trường ĐH nào khi đứng trền đỉnh vinh quang.
10 năm liền gắn bó cùng Robocon, trải qua nhiều thời kỳ kinh tế khác nhau nhưng nhà tài trợ Toyota Việt Nam đã luôn giữ vững niềm tin và lập trường để cùng với Đài truyền hình Việt Nam – đơn vị tổ chức cuộc thi – tạo nền một sân chơi đầy hấp dẫn, mang tính trí tuệ này đến với đông đảo thế hệ sinh viền Việt Nam – những chủ nhân tương lai của đất nước.
Takehara