Máy bay thương mại siêu thanh "hồi sinh"
(ĐTTD) Boom Supersonic đang hết sức khẩn trương để hiện thực hóa mẫu máy bay thương mại siêu thanh đầu tiên trong thế kỷ XXI.
- Boeing: máy bay thương mại 100% sử dụng nhiên liệu bền vững
- ZeroAvia: Máy bay thải ra nước
- DHL Express mua 12 máy bay điện của Eviation
Tham vọng “hồi sinh”
Công ty hàng không vũ trụ Boom Supersonic có trụ sở tại Denver, Hoa Kỹ được thành lập với mục tiêu thiết kế các mẫu máy bay siêu thanh (supersonic) phục vụ cho thương mại. Trước đây, vào đầu thập niên 1970 thế giới đã từng chứng kiến các chuyến bay xuyên Đại tây dương của máy bay siêu thanh Concorde do Pháp chế tạo. Tuy nhiên, do giá thành quá đắt, tiêu tốn quá nhiều năng lượng, tạo ra tiếng ồn quá lớn và đặc biệt là vụ tai nạn làm chết toàn bộ trên 100 người năm 2000 tại Pháp đã khiến Concorde phải chấm dứt hoạt động. Liên Xô cũ cũng đã từng có mẫu Tu 144 có thiết kế tương tự Concorde và chủ yếu hoạt động tuyến nối địa nối Moscow với Khabarovsk, vùng Siberia, nhưng cũng sớm chấm dứt hoạt động do các nguyên nhân tương tự.
Ưu điểm lớn nhất của máy bay siêu thanh chính là tốc độ siêu cao. Như chúng ta cùng biết, vận tốc lan truyền của âm thanh trong không khí là khoảng 343.2 m/s – tức là 1236 km/h, tốc độ này được gọi là Mach. Như vậy, nếu một máy bay có tốc độ 2 Mach thì nó có thể vượt khoảng cách liên lục địa 10.000km trong vòng chỉ hơn hai giờ, giúp hành khách ở New York có thể bay sang Paris ăn sáng rồi bay tiếp qua Tokyo làm việc buổi trưa, đêm về lại nhà sau khi buổi tối tạt qua Singapore mua sắm.
Lợi ích của máy bay siêu thanh khó có thể sánh được, nhưng bên cạnh đó là các rào cản “khó đỡ”. Thứ nhất, bởi có tốc độ siêu âm nên nó gâp ra tiếng động cực lớn khi vượt qua “bức tường âm thanh”, điều này khiến việc chọn đường bay rất khó khăn bởi sẽ không có cư dân bất kỳ thành phố hay kể cả vùng nông thôn nào chấp nhận những chuyến bay như vậy gầm rú trên đầu mình. Thứ hai, máy bay siêu thanh tiêu tốn một lượng nhiên liệu cực lớn, và đi kèm với đó là lượng khí thải siêu cao, chưa kể tới việc giá thành sản xuất và chi phí vận hành cũng ở mức “đáng nể”. Dẫu vậy, thế giới đang ngày càng giàu lên và số người sẵn sàng bỏ tiền cao gấp hàng chục, thậm chí hàng trăm lần giá vé thường để được bay trên các chuyến bay siêu nhanh không hề ít. Có cũng chính là lý do để Boom theo đuổi dự án đầy tham vọng và cũng vô cùng khó khăn của mình.
Overture – Khúc dạo đầu triển vọng
Boom dự kiến máy bay của hãng sẽ được mang tên Overture (nghĩa tiếng Việt là Khởi sự hay Khúc dạo đầu), có hình dạnh mũi tên thuôn dài và mang được khoảng 50 - 55 hành khách với hệ thống ghế ngồi sang trọng và thoải mái. Máy bay có tốc độ tối đa 1,7 Mach (tương đương khoảng 1.800km/h) và tầm bay 8.300km. Với tầm bay này, nếu lấy New York làm điểm cất cánh thì nó có thể bay tới bất cứ thành phố tây Âu nào, thậm chí là thừa sức tới Moscow, thủ đô nước Nga. Boom ước tính, trên thế giới sẽ có khoảng 500 đường bay khả thi đối với mẫu máy bay thương mại siêu thanh của hãng, và như vậy “volume” của thị trường trước mắt là từ 1 đến 2 ngàn chiếc – một con số đáng mơ ước, nhất là đối với một thương hiệu độc quyền chưa bị cạnh tranh.
Ưu thế lớn nhất của Boom Overture chính là hệ thống động cơ tiên tiến. Máy bay sẽ không dùng động cơ phản lực dạng đốt và phun nhiêu liệu trực tiếp, mà sẽ dùng tổ hợp 3 động cơ tuốc bin khí. Như vậy, máy bay sẽ không chỉ tiết kiệm nhiên liệu hơn mà còn đạt yêu cầu về khí xả thải ngày càng khắt khe. Hệ động cơ cũng đạt tiêu chuẩn tiếng ồn khi cất cánh của FAA (Federal Aviation Administration – Cụ hàng không Hoa Kỳ). Bên cạnh đó, các vật liệu tiên tiến cũng sẽ được tăng cường sử dụng, thân máy bay sẽ chủ yếu làm từ compisite có trọng lượng siêu nhẹ.
Theo ước tính của Boom, Oventure sẽ có giá thành ở mức 200 triệu đô la, một mức giá rất cạnh tranh trên thị trường hiện nay. Có thể tham khảo một vài con số so sánh: giá vé chuyến bay London - New York trên máy bay Concorde quy đổi theo thời giá hiện tại sẽ lên tới khoảng 20.000 đô la Mỹ, trong khi đó, vé trên Overture theo ước tính của Boom sẽ chỉ là 5.000 đô la, mức giá này được coi là có thể cạnh tranh trực tiếp với ghế hạng thương gia của các chuyến bay hiện nay, và rẻ hơn đáng kể so với các ghế hạng nhất.
Theo kế hoạch, máy bay thương mại của Boom sẽ chính thức cất cánh vào cuối thập niên này, thế nhưng cuộc đua đặt hàng đã bắt đầu và diễn ra khá sôi động. Nhiều hãng hàng không lớn trên thế giới quan tâm tới Boom Overture, thậm chí công ty thông báo rằng họ đã được Không quân Hoa Kỳ ký hợp đồng để phát triển Overture thành mẫu AirFoce One phục vụ cho tổng thống. Mới đây, vào ngày 3 tháng 6 vừa qua, United Airlines thông báo thỏa thuận đặt mua 15 máy bay Overture để bắt đầu các chuyến bay chở khách vào năm 2029.
Theo Tạp chí Điện tử.
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận